Khai Ấn đền Trần nét đặc sắc văn hóa của người dân Nam Định nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Đây là phong tục được hình thành từ triều đại nhà Trần và được duy trì cho đến tận ngày nay.
Việc khai Ấn đền Trần không chỉ là tiếp bước văn hóa tâm linh từ thời cha ông mà còn tượng trưng cho nhiều ý nghĩa tốt đẹp sẽ đến với người dân trong năm mới. Cùng tìm hiểu ý nghĩa đằng sau tập tục này và cách sử dụng sao cho hiệu quả qua bài viết của hmk1910.com.
Lịch sử của lễ Ấn đền Trần

Dân tộc Việt Nam luôn luôn tự hào với những chiến công hiển hách thời nhà Trần trong giai đoạn phong kiến. Nổi bất nhất là đại thắng ba lần đánh tan quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta.
Sau chiến thắng lần thứ nhất trước kẻ địch hùng mạnh, vào ngày 14 tháng Giêng tại phủ Thiên Trường, vua Trần Thái Tông đã mở đại tiệc chiêu đãi các binh sĩ để ăn mừng. Bên cạnh đó, ông còn phong chức tước cho các vị tướng quân có công trong việc đánh giặc.
Vì thế ở những năm tiếp theo, cứ vào ngày này thì triều đình nhà Trần lại tổ chức buổi lễ khai ấn nhằm phong tước cho người tài và cầu mong một năm mới thuận buồm xuôi gió, thiên hạ thái bình.
Nếu bạn là người quan tâm đến phong thủy, hãy tham khảo thêm những bài viết cùng chủ đề như: Ý nghĩa việc đặt hộp vàng dưới gầm giường, Nên đặt bể cá ở đâu trong nhà, Cách trồng cây phong thủy trong phòng ngủ, Mẹo đặt Sofa hợp phong thủy.
Ý nghĩa của lễ Ấn đền Trần ngày nay

Để tiếp nối phong tục tập quán của ông cha, nhân dân đã xây dựng hẳn một ngôi đền tại vị trí của phủ Thiên Trường ngày đó. Hằng năm người người đều đến hội họp để tổ chức lễ khai ấn nhằm tưởng nhớ đến những hy sinh của tổ tiên để dựng nước và giữ nước.
Đồng thời ngày lễ còn khơi dậy tinh thần đoàn kết và truyền thống yêu nước, cùng nhau giúp đất nước ngày một tiến bộ. Nghi lễ khai ấn còn có ý nghĩa lớn lao là cầu mong một năm thái bình với tất cả người dân, nhà nhà đều thực hiện “Tích phúc vô cương” và có một năm làm việc, học tập hiệu quả.

Có thể nói ý nghĩa của lễ khai ấn được gói gọn trong bốn chữ “Tích phúc vô cương”. Đây được xem là lời khuyên mà ông cha ta luôn nhắc nhở thế hệ con cháu phải biết tích góp công đức, càng làm việc thiện và tu tâm dưỡng tính thì bản thân và gia đình sẽ được hưởng nhiều tài lộc.
Do đó, những ai cầm ấn trong tay mà chỉ cầu thăng quan, tiến chức cho bản thân sẽ hoàn toàn vô giá trị. Bởi chỉ có những ai biết tích góp phước đức trong cuộc sống thì mới xứng đáng được hưởng lấy hạnh phúc.
Cách sử dụng Ấn đền Trần

Với những ý nghĩa bên trên, người dân Nam Định vẫn tổ chức ngày lễ khai Ấn đền Trần vào đầu năm mới. Theo các chuyên gia phong thủy, ấn đền Trần có thể được dán lên tường hoặc sau bàn làm việc.
Cụ thể, nếu muốn tăng tài lộc thì nên dán ở hướng chính Tây, cầu mong sự thăng quan tiến chức thì dán ở hướng chính Bắc, còn muốn tăng cường sức khỏe hãy dán ở hướng Đông Nam. Ngoài ra, bạn cũng có thể lồng ấn vào một khung tranh và đóng lên tường, càng gần không gian làm việc càng tốt. Nếu không phải là người quan tâm đến phong thủy, bạn có thể treo ấn ở công ty hoặc tại nhà đều được. Tốt nhất, ấn nên hướng vào bản thân, vào tủ sách hoặc hướng ra cửa đều được.
Các vị trí không nên treo Ấn
Một nơi quan trọng mà bạn không nên treo ấn đền Trần là vị trí bàn thờ tổ tiên của gia đình. Điều này được xem là đã vi phạm những nguyên tắc về lễ nghĩa, có thể không mang lại kết quả tốt cho gia chủ.
Ngoài ra còn một số vị trí khác cần lưu ý như:
- Không được dán ấn hướng vào nhà vệ sinh
- Không được dán ấn trên tường nhà vệ sinh
- Không gấp ấn để trên bàn hoặc cho vào trong ví
- Không được để ấn trong ô tô vì trường khí âm ở đây dễ gây ra sự cố khi đi lại
Qua bài viết, chuyên mục phong thủy – hmk1910.com đã giải thích ý nghĩa cũng như cách sử dụng Ấn đền Trần sao cho đúng. Mong rằng những ai thấu hiểu giá trị sâu sắc của ấn và thực hiện đúng những gì cha ông truyền lại sẽ nhận được nhiều phước lành trong cuộc sống.